|
Từ điển Hán Việt
絜
Bộ 120 糸 mịch [6, 12] U+7D5C 絜 kiết, hiệt, khiết xie2, jie2- (Tính) Trong sạch, thanh liêm. ◇Trang Tử 莊子: Kì vi nhân kiết liêm thiện sĩ dã 其為人絜廉善士也 (Từ Vô Quỷ 徐无鬼) Ông ấy là người liêm khiết, bậc hiền sĩ.
- (Động) Rửa sạch. Cũng như chữ 潔. ◇Thi Kinh 詩經: Kiết nhĩ ngưu dương, Dĩ vãng chưng thường 絜爾牛羊, 以往烝嘗 (Tiểu nhã 小雅, Sở tì 楚茨) Rửa sạch bò dê của ngươi, Đề làm lễ tế mùa đông và mùa thu.
- (Động) Sửa sang. ◇Văn tuyển 文選: Cố toại kiết kì y phục 故遂絜其衣服 (Lí khang 李康, Vận mệnh luận 運命論) Cho nên bèn sửa sang quần áo.
- Một âm là hiệt. (Động) Đo lường. ◇Trang Tử 莊子: Tượng Thạch chi Tề, chí ư Khúc Viên, kiến lịch xã thụ, kì đại tế sổ thiên ngưu, hiệt chi bách vi 匠石之齊, 至於曲轅, 見櫟社樹, 其大蔽數千牛, 絜之百圍 (Nhân gian thế 人間世) Một người thợ mộc tên Thạch, sang nước Tề, đến Khúc Viên, thấy cây lịch thần, nó lớn che được được cả ngàn con bò, đo nó trăm vi.
- (Động) Thẩm độ, so sánh, cân nhắc. ◇Lễ Kí 禮記: Thị dĩ quân tử hữu hiệt củ chi đạo 是以君子有絜矩之道 (Đại Học 大學) Vì thế người quân tử có cái đạo thẩm độ.
- Ta quen đọc là khiết.
|
|
|
|
|